Tỉnh nào cũng có niềm tự hào riêng về lịch sử và cả sự phát triển kinh tế xã hội hiện tại và Bắc Ninh của chúng ta cũng vậy. Vào năm sau 2017 (chưa chính thức công bố thời gian nhưng có thể vào tháng 1/2017) chúng ta sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1997 – 2017) và 185 năm thành lập tỉnh Bắc Ninh (1831 – 2017).
Vài nét về lịch sử tỉnh Bắc Ninh
Dưới các triều đại phong kiến trước đây, tỉnh Bắc Ninh được gọi là Kinh Bắc mà lịch sử đã để lại những di sản văn hoá truyền thống phong phú về mặt vật thể và phi vật thể với hệ thống thành quách ở thị xã Bắc Ninh, phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) nổi tiếng thời Lý chống lại các thế lực ngoại bang phương Bắc, hệ thống các đền chùa, miếu mạo ở các vùng Từ Sơn, Bắc Ninh – Thị Cầu, Dâu Keo … và đặc biệt là hát dân ca quan họ nổi tiếng cùng các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc như hội Lim, Đình Bảng …
– Từ năm 1822 xứ Kinh Bắc được nhà Nguyễn đổi tên gọi thành tỉnh Bắc Ninh, sau 2 năm trấn thành Bắc Ninh, thuộc thị xã Bắc Ninh ngày nay, được xây dựng lại bằng đá ong và hiện diện vị thế của mình bằng cột cờ cao 17m.
– Dưới thời Pháp thuộc vào năm 1931 thị trấn Bắc Ninh được đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Bắc Ninh được tổ chức thành một cứ điểm trọng yếu về quân sự của Bắc Kỳ và là một trung tâm chính trị, kinh tế vùng.
– Năm 1938 thị xã Bắc Ninh được xếp vào thành phố thứ 5 của xứ Bắc Kỳ sau các đô thị: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và thị xã Hải Dương.
– Sau hoà bình lập lại năm 1954, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thị xã Bắc Ninh nói riêng tiếp tục duy trì sự phát triển kinh tế suốt quá trình xây dựng chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
– Vào năm 1963 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.
– Đến năm 1996 tỉnh Hà Bắc lại được chia lại thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 – 11 – 1996). Từ đó thị xã Bắc Ninh lại trở thành thị xã của tỉnh Bắc Ninh mới.
Từ đó đến nay Bắc Ninh đã phát triển không ngừng bộ mặt đô thị hoá của tỉnh mà tiêu biểu là việc xây dựng mới:
Khu vực hành chính và các khu dân cư mới ở thị xã Bắc Ninh.
Cải tạo và phát triển mạnh bộ mặt trung tâm của các thị trấn huyện lỵ, nhất là thị trấn Từ Sơn.
Đang hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Từ Sơn, Quế Võ.
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là QL 1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dải trên 350 km. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể.
Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập phương.
Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhiều thi tứ trên sông Dân, ở Đông Hồ, Đình Bảng, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê, Nội Duệ…
Lịch sử tỉnh Bắc Ninh với những dấu mốc và thời kỳ
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu từng là trung tâm kinh tế – chính trị, tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam.
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm. Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thuỷ và thành cổ Loa. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du.
Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào Việt Nam. Trung tânm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu – lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật – Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa – Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô Quyền, Giao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên.
Thời loạn 12 sứ quân, địa bàn tỉnh Bắc Ninh là nơi chiếm đóng của 2 sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê với các căn cứ ở Tiên Du và Thuận Thành.
Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý – triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử – văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).
Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn);Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).
Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay).
Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam. Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.
Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc; cùng lúc đó, 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn hợp nhất thành huyện Tiên Sơn, 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng hợp nhất thành huyện Quế Võ. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 06 tháng 11 năm 1996). Khi tách ra, tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính gồm: thị xã Bắc Ninh (tỉnh lị) và 5 huyện: Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong.
Ngày 9 tháng 8 năm 1999, chia huyện Tiên Sơn thành 2 huyện: Tiên Du và Từ Sơn; chia huyện Gia Lương thành 2 huyện: Gia Bình và Lương Tài.
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, chuyển thị xã Bắc Ninh thành thành phố Bắc Ninh.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 82,271.2 km2, là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước.
Về dân số, tỉnh Bắc Ninh có 1. 038.299 người (năm 2011), mật độ dân số 1289 người/km², vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.
Trong đó diện tích và dân số của từng huyện trong tỉnh Bắc Ninh như sau:
Thành phố Bắc Ninh
Hiện nay thành phố Bắc Ninh có 10 phường và 9 xã với diện tích tự nhiên 82,609 km2, dân số 168,236 người. Đây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng của tỉnh.
Thị xã Từ Sơn
Từ Sơn lúc này gồm 10 xã và thị trấn Từ Sơn. Tháng 9/2008, thị xã Từ Sơn được thành lập trên cơ sở di đất tự nhiên 61,322 km2, dân số 143,105 người, bao gồm 7 phường và 5 xã.
Huyện Yên Phong
Tháng 4/2007, sau khi chuyển 4 xã về thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong còn lại 13 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 96,862 km2, dân số 128,603 người.
Huyện Quế Võ
Tháng 4/2007, sau khi chuyển 3 xã về thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ còn lại 20 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 154,848 km2, dân số là 136,578 người.
Huyện Tiên Du
Tháng 4/2007, sau khi chuyển 2 xã về thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du còn lại 13 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 95,687 km2, dân số là 126,326 người. Thị trấn Lim là thị trấn huyện lỵ của huyện.
Huyện Thuận Thành
Tháng 2/1997, thị trấn Hồ được thành lập và trở thành huyện lỵ của Huyện. Hiện nay, huyện có diện tích tự nhiên là 117,910 km2, dân số là 146,563 người, bao gồm 1 thị trấn và 17 xã.
Huyện Lương Tài
Hiện nay huyện Lương Tài có diện tích đất tự nhiên là 105,666 km2, dân số là 96,580 người. Thị trấn Thứa là thị trấn huyện lỵ của huyện.
Huyện Gia Bình
Tháng 4/2002 thị trấn Gia Bình được thành lập và trở thành thị trấn huyện lỵ của huyện. Hiện nay, huyện có 13 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 107,798 km2, dân số là 92,238 người.
Vài nét về kinh tế tỉnh Bắc Ninh
Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh có cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch vụ 31,1%, công nghiệp-xây dựng 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm; có bốn doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng. Sau năm 1997 kinh tế Bắc Ninh đã phát triển. Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% trong đó có năm 2010 tăng trưởng tới 17.86% (cao nhất từ trước tới nay của tỉnh). Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh đạt 16,2% – là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2012, GDP Bắc Ninh tăng trưởng đạt 12,3%.
Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nước.
Thu ngân sách nhà nước Bắc Ninh nộp ngân sách lớn thứ 12 cả nước. Năm 2011, ngân sách là 6800 tỷ, đưa Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối ngân sách và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Năm 2012 Bắc Ninh đã đạt tới 9.068,5 tỷ đồng.
Tỉnh Bắc Ninh hiện tại có hơn 600.000 người trong độ tuổi lao đông nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước “nhảy vọt” với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước “nhảy vọt” với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.
Trong 10 tháng đầu năm 2014, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 10.908,3 tỷ đồng, đạt 96,2% KH năm và tăng 20,5% so cùng kỳ năm trước.
Tính riêng tháng 10/2014, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 992,6 tỷ đồng, tăng 50,9% so tháng 9/2014. Trong đó, thu từ doanh nghiệp Nhà nước trung ương đạt 94 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so tháng trước; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 289,5 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so tháng trước; thu từ khu vực ngoài Nhà nước đạt 93,5 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so tháng trước; thu từ hải quan đạt 308 tỷ đồng.
Cũng trong tháng 10/2014, tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 431,4 tỷ đồng. Sau 10 tháng đầu năm 2014, tổng chi ngân sách đạt 5.647,5 tỷ đồng, đạt 76,3% KH năm và tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước.
Năm 2015, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 15.050 tỷ đồng, bằng 107,5% dự toán, bằng 118,7% so với năm 2014. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 13.394 tỷ đồng, bằng 146% so với dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện trên 3.784 tỷ đồng. Việc đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh đã góp phần lớn trong việc xây mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn và các dự án trọng điểm.
Bài viết được tổng hợp bởi Doanh Nhân – Ths.Trinh Nguyễn, Chủ tịch CLB Doanh Nhân Bắc Ninh tại Hà Nội.
Nguồn: http://bacninh.edu.vn/gioi-thieu/lich-su-bac-ninh
Nguồn tin: bacninh.edu.vn
Ý kiến bạn đọc