-
Các huyện ở Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh ở phía Đông Bắc, giáp thành phố Hà Nội, với 8 huyện như sau:
- Thành phố Bắc Ninh
- Huyện Từ Sơn
- Huyện Gia Bình
- Huyện Lương Tài
- Huyện Quế Võ
- Huyện Thuận Thành
- Huyện Tiên Du
- Huyện Yên Phong
-
Các ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh
Đền, chùa ở Bắc Ninh hầu hết là những ngôi đền, chùa cổ, gắn liền với những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Cùng nhau vừa tham quan, vừa tìm hiểu vể những ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh các bạn nhé!
-
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý do Lý Thánh Tông xấy dựng nên.
Một góc trong chùa Phật Tích
>>> Tìm hiểu thêm về chùa Phật Tích trên Wikipedia
-
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
Khung cảnh tĩnh mịch, yên bình bên trong chùa Bút Tháp
Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không còn nữa.
Chùa Bút Tháp đã được cải tạo, to và đẹp hơn xưa rất nhiều
Chùa Bút Tháp đã trải qua rất nhiều thời sư trụ trì và được xây dựng trong một khoảng thời gian rất dài mới hoàn thành xong, kèm theo đó là những tích truyện nổi tiếng.
>>> Tìm hiểu thêm về chùa Bút Tháp trên Wikipedia
-
Chùa Dâu
Chùa Dâu là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay, các dấu tích vật chất của chùa đã không còn nữa.
Vẻ hoài cổ của ngôi chùa Dâu
Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam.
Một góc an bình và thanh tịnh bên trong chùa Dâu
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.
Chùa Dâu rất đẹp và rộng rãi
>>> Tìm hiểu thêm về chùa Dâu trên Wikipedia
-
Chùa Khúc Toại
Chùa Khúc Toại nằm trong thôn Khúc Toại, Xã Khúc Xuyên, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh. Trong chùa Khúc Toại ngoài thờ Phật còn thờ ông Nguyễn Thượng Nghiêm làm Hậu Phật.
Chùa được xây dựng từ lâu đời nhưng đến thời nhà Nguyễn mới được trùng tu và mở rộng với quy mô lớn.
Dấu tích cổ và có giá trị nhất trong chùa Khúc Toại là quả chuông đồng cổ nhất xứ Kinh Bắc ghi tên chùa với niên đại Phúc Thái 6 năm 1648. Thân chuông khắc chữ Hán bài Tự kể về những danh lam cổ tích như tháp Báo Thiên, chùa Quỳnh Lâm, tháp Phổ Minh, chùa Phả Lại cùng bài Minh ca ngợi quê hương Khúc Toại trù phú.
Hàng năm, tại đây diễn ra hội đình ngày 6 tháng giêng âm lịch, hội chùa diễn ra muộn hơn, vào ngày 14 tháng giêng âm lịch, tập trung những hội quan họ nổi tiếng xứ Kinh Bắc.
-
Chùa Đại Bi
Chùa Đại Bi nằm trên đỉnh núi Ngoan Sơn, vốn được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lê Trung Hưng được trùng tu và mở rộng với quy mô rất lớn theo kiểu “trăm gian”.
Khi ấy, ngôi chùa ngoài Tam Bảo ra còn có gác chuông, hậu đường, hai bên hành lang, nhà mẫu, nhà tổ, nhà sư, nhà khách. Thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa cổ đó bị phá dỡ. Năm 1990, dân làng dựng tạm mấy gian Tam Bảo có quy mô nhỏ để làm nơi thờ Phật.
Một phần trong chùa Đại Bi, Bắc Ninh
Giá trị nổi bật của chùa Đại Bi là 5 thác bản văn bia của chùa đều có niên đại vào thời Lê Trung Hưng có tên và niên đại như sau: Bia có tên “Đại Bi tự” niên đại Chính Hòa 24 (1703). Bia có tên “Hậu Phật bi ký” niên đại Vĩnh Thịnh 3 (1707). Bia tứ diện có tên “Sáng lập thạch bi, Toàn thôn ký kết, Cùng lập giao ước” niên đại Vĩnh Thịnh 4 (1708). Bia có tên “Hậu Phật bi ký” niên đại Cảnh Hưng 16 (1755). Bia có tên “Hậu Phật bi ký, Đồng thôn lệ ký” niên đại Cảnh Hưng 20 (1759).
-
Chùa Phúc An
Chùa Phúc An nằm ở thôn An Động, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cách đây 600 năm đây là một vùng hoang vu, năm 1428 mới có người đến khai lập.
Với tấm lòng tôn kính Phật năm 1599 thời Lê Trung Hưng dân làng đã xây dựng lại ngôi chùa trên nền đất cũ. Năm 1951 do thời gian biến đổi ngôi chùa chỉ còn lại 5 gian nhà Tổ, năm 1993 nhân dân đã xây dựng lại chùa, tại đây các cụ trong làng thay nhau thắp hương thờ Phật.
-
Chùa Phúc Lâm
Chùa Phúc Lâm thuộc địa phận xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam, là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào đầu thế kỷ 18, hoa văn kiến trúc thời Nguyễn.
Chùa Phúc Lâm với khuôn viên rất đẹp và khang trang
Chùa gồm 7 gian 2 dĩ, các cột được làm bằng gỗ lim rất vững chắc. Các đầu đao của chùa được chạm trổ tinh xảo hình tứ linh, tứ qúy... Bên trong còn lưu giữ nhiều cổ vật qúy như tượng tam thế, bia đá, đôi nghê đá...
Trong khuôn viên chùa còn vườn tháp, cây đa cổ thụ, cổng tam quan. Trong vườn chùa còn có giếng rất đẹp. Trước chùa còn có Ngôi Đền hàng nghìn năm tuổi,chùa được trùng tu năm 2009,nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa.
-
Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.
Khuôn viên Đền Bà Chúa Kho
Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.
Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.
Đền Bà Chúa Kho được xây dựng rất khang trang để phục vụ khách du lịch và phật tử gần xa
Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã "thác" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).
Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.
>>> Đọc thêm tích truyện về Bà Chúa Kho và đền Bà Chúa Kho trên Wikipedia
-
Đền Đô
Đền Đô nằm ở Đền Đô nằm ở làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý.
Cồng vào Đền Đô
Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.
Bên trong Đền Đô vẫn còn lưu giữ nhiều di vật quý giá
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại.
Đền Đô thu hút rất nhiều du khách thập phương đến thắp hương, nhất là vào dịp đầu năm
>>> Tìm hiểu thêm về Đền Đô trên Wikipedia
-
Đền thờ Đô thống Lê Phụng Hiểu
Đền thờ Đô Thống Lê Phụng Hiểu thuộc khu Hòa Đình, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, vốn được khởi dựng từ lâu đời, nhưng được trùng tu tôn tạo vào những năm gần đây.
Đền thờ đô thống Lê Phụng Hiểu còn giữ nguyên vẻ cổ kính qua hàng trăm năm
Đền còn bảo lưu được nhiều tài liệu cổ vật quý giá phản ánh về người được thờ, đặc biệt là hai bia đá có tên “Phả lục tam vị thánh” niên đại Thành Thái 13 (1901) và bia có tên “Sự tích bi ký” niên đại Tự Đức 33 (1880), nội dung ghi chép về người được thờ là Đô Thống Lê Phụng Hiểu và hai danh triều Lý.
>>> Tìm hiểu thêm về Đô thống Lê Phụng Hiểu trên Wikipedia
-
Chùa Dạm
Chùa Dạm, hay chùa Rạm thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là đại danh lam từ thời Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay với lịch sử gần 1.000 năm.
Theo thư tịch, sử sách như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí thì vào năm Quảng Hựu thứ nhất (1085), Nguyên phi nhà Lý Ỷ Lan khi dạo chơi Đại Lãm Sơn có ý định xây chùa.
Chùa Dạm
Năm 1086, triều đình nhà Lý ra lệnh xây dựng chùa. Năm sau, 1087, vua Lý Nhân Tông đến thăm ngôi chùa đang xây, mở tiệc, làm thơ "Lãm Sơn dạ yến". Sau mười năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành, được vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu ruộng tự điền (ruộng thuộc nhà chùa) để chùa có hoa lợi hương khói và bảy gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa. Năm 1105, lại xây ba tháp đá ở chùa Lãm Sơn.
Trong thời gian dài sau đó chùa luôn được sự chiếu cố đặc biệt của triều đình, nên chùa càng được gia công mở mang quy mô. Vua Trần Nhân Tông từng đến thăm, ca ngợi thành thơ về bức tranh kiến trúc kế tiếp mười hai lớp này.
>>> Tìm hiểu thêm về chùa Dạm trên Wikipedia
-
Địa điểm đi chơi ở Bắc Ninh cho các bạn trẻ
1. Nhà thờ chánh tòa Bắc Ninh
Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh
2. Him Lam Plaza
Trung tâm thương mại Him Lam Plaza là nơi thu hút rất nhiều bạn trẻ đến vui chơi tại thành phố Bắc Ninh
3. BigC Bắc Ninh
4. City Cinema
City Cinema là rạp chiếu phim lớn và hiện đại nhất ở thành phố Bắc Ninh
5. Chợ Ninh Hiệp
>>> Tham khảo thêm dịch vụ cho thuê xe Limousine tại Hà Nội để di chuyển tới các địa điểm du lịch khác với chi phí rẻ hơn thuê xe ngoài tới 30%, nội thất và tiện nghi xe cao cấp đến tuyệt vời!
-
Các địa điểm du lịch khác
1. Làng gốm Phù Lãng
Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km. Theo sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú.
Nhà một nghệ nhân ở Làng gốm Phù Lãng
Vào cuối thời Lý, ộng được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ 13) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
>>> Tìm hiểu thêm về làng gốm Phù Lãng trên Wikipedia
2. Làng tranh Đông Hồ
Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km.
Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ.
Một trong số những nhà nghệ nhân cổ còn lại ở làng tranh Đông Hồ
Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng vào 3 âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ.
>>> Tìm hiểu thêm về tranh và làng tranh Đông Hồ trên Wikipedia
3. Đình Bảng
Đình Bảng là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình được xây dựng vào đầu thế kỷ 18, thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn đại vương (thần Núi), Thủy Bá đại vương (thần Nước) và Bách Lệ đại vương (thần Đất) đồng thời thờ sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.
Đình Bảng uy nghiêm và bề thế
Đình Bảng là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Đình làng Đình Bảng được xây dựng năm 1700 thời Hậu Lê kéo dài ba mươi sáu năm đến năm 1736 mới hoàn thành. Người hưng công là quan Nguyễn Thạc Lương, người Đình Bảng (từng làm trấn thủ Thanh Hóa) và vợ là Nguyễn Thị Nguyên, quê ở Thanh Hóa. Ông bà đã mua gỗ lim, một loại gỗ quý và bền đem về cúng để dựng ngôi đình.
>>> Tìm hiểu thêm về Đình Bảng trên Wikipedia
4. Làng nghề đúc đồng Đại Bái
Làng nghề đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên làng Văn Lãng hay gòn gọi là làng Bưởi, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Đại Bái từ xa xưa đã nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau và cho đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, dân làng tôn ông là "Tiền tiên sư", bởi ông là người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu.
Lễ hội hàng năm ở làng nghề Đúc Đồng Đại Bái
Nhờ có sự tổ chức sản xuất hoàn chỉnh đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với sự nâng cao rõ rệt về kỹ thuật luyện đồng: Lấy đất sét bờ sông xây ò đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, đồng pha kẽm làm đồng thau... và tạo thêm được nhiều sản phẩm mới được chế tác từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng…
Làng nghề Đại Bái còn gìn giữ được nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, tiêu biểu như: Khu lăng tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc và Lễ hội Làng truyền thống làng Đại Bái - nơi tôn vinh những sản phẩm truyền thống được làm từ đồng, tôn vinh những tấm lòng gắn bó với nghề và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của quê hương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 4 Âm lịch.
5. Thành cổ Bắc Ninh
Thành cổ Bắc Ninh, công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1805 thời Vua Gia Long, triều Nguyễn, trên địa phận các làng Ðỗ Xá, huyện Võ Giàng, Hòa Ðình (Tiên Du) và làng Yên Xá, huyện Yên Phong (nay thuộc phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh).
Cho đến nay ngôi Thành này vẫn chưa hề được tu bổ, tôn tạo, ngược lại còn bị chiến tranh, mưa tuôn nắng dội, sự xâm lấn của con người đã làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Dấu tích còn lại của Thành cổ Bắc Ninh là ba cổng thành, một phần bờ thành và dãy hào sâu, hai khẩu súng thần công, trong đó nổi bật là cổng tiền với đài gác vọng, cột cờ cao gần 20 m.
6. Thành cổ Luy Lâu
Thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy Luy Lâu là khu di tích khảo cổ học thời Bắc thuộc có quy mô rộng lớn nhất với số lượng di tích phong phú nhất ở nước ta hiện nay.
Thành cổ Luy Lâu
Luy Lâu là ngôi thành đất, cấu trúc dạng chữ nhật, nằm gọn trong làng Lũng Khê, với quy mô khá lớn, kích thước của các lũy thành đo được như sau: lũy thành phía tây 328m, lũy thành phía đông 320m, lũy thành phía bắc 680m, lũy thành phía nam 520m.
Trải qua gần 20 thế kỷ với bao biến cố, thăng trầm, các lũy thành bị san bạt đi nhiều. Tuy nhiên, trải trên diện tích rộng lớn cả khu vực nội và ngoại, thành cổ Luy Lâu vẫn còn những dấu tích cư trú, kiến trúc như: đường viền thành cao khoảng 1-3m so với mặt ruộng; dãy ao cổ nối với nhau chạy thành dải liên tiếp là vết tích của việc đào đất đắp hào cùng vô số hiện vật, di vật gạch ngói các loại, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất…
7. Lăng Kinh Dương Vương
Lăng Kinh Dương nằm ở 20, Thuận Thành, Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng. Trong lăng hiện còn bức hoành phi đề "Nam Bang Thủy Tổ", tức là "Thủy tổ nước Nam".
Lăng Kinh Dương Vương
>>> Tìm hiểu thêm về Kinh Dương Vương và Lăng Kinh Dương Vương trên Wikipedia
8. Làng quan họ Viêm Xá
Làng quan họ Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá) nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Viêm Xá là làng quan họ gốc và thuỷ tổ của làn điệu dân ca ấy là đức vua Bà hiện đang được nhân dân thờ phụng tại ngôi đền cũng trên đất Viêm Xá.
Ngoài lưu dấu làn dân ca quan họ cổ, làng Viêm Xá còn nổi tiếng với nhiều dấu tích và huyền thoại. Nổi bật là khu đền Cùng (gồm điện thờ và Giếng Tiên) nằm ngay đầu làng dưới chân núi Kim Sơn, di tích đình làng Viêm Xá nằm ngay ở mặt tiền của làng có câu đối: "Thần linh dựng lên làng Diềm, trải qua các thời đại đều phong tặng ngang trời đất".
9. Đình Đẩu Hàn
Đẩu Hàn thuộc Thôn Đẩu Hàn, Xã Hòa Long, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh. Đình Đẩu Hàn được xây dựng với quy mô rất lớn vào thời Lê Trung Hưng, đến thời Nguyễn được trùng tu và từ đó đến nay vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp của kiến trúc, điêu khắc “tứ linh, tứ quý” lộng lẫy tinh xảo nghệ thuật.
Đình Đẩu Hàn còn bảo lưu được nhiều tài liệu, cổ vật quý như: thần tích, sắc phong, ngai, bài vị, án thờ, sập thờ và nhiều đồ thờ tự khác; đặc biệt 10 đạo sắc phong với các niên đại như sau. Cảnh Thịnh 3 (1795), Gia Long 9 (1810), Tự Đức 6 (1823), Tự Đức 33 (1880), Đồng Khánh 2 (1886), Duy Tân 3 (1903), 4 sắc Khải Định 9 (1924). Đó là những di sản văn hóa quý giá, không những là chứng tích của ngôi đình trong lịch sử mà còn cho biết nhiều thông tin quý giá về quê hương làng xã nơi đây.
Đình Đẩu Hàn là công trình văn hóa tín ngưỡng cộng đồng gắn liền với bề dày lịch sử, văn hiến của cộng đồng làng xã nơi đây, góp phần làm nên văn hiến xứ Kinh Bắc-Bắc Ninh.
10. Hội Lim
Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.
Hát quan họ trao duyên trong Hội Lim
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.
Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục.
Anbinhtravel.com